Vật liệu xanh trong xây dựng đang được xem như là xu hướng phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được chứng nhận công trình xanh (LEED, EDGE, LOTUS,…), tùy theo số điểm đánh giá của từng loại chứng chỉ mà vật liệu xanh sẽ phải chiếm một tỉ trọng nhất định trong cơ cấu khối lượng vật liệu xây dựng cho công trình. Tự định vị là một Green Contractor, Tona Construction đã và đang sử dụng các loại vật liệu thân thiện này cho các dự án của mình để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ vật liệu xây dựng truyền thống đến với môi trường.
Ảnh hưởng “tiêu cực” của nguồn vật liệu xây dựng truyền thống
Vật liệu xây dựng phổ biến được nhắc đến nhiều bởi tính không thân thiện với môi trường chính là gạch đất sét nung nói riêng và các vật liệu nung nói chung. Chúng được xem là khó tái chế sau khi dỡ bỏ, không có lợi cho tự nhiên khi phân hủy.
Quá trình sản xuất gạch nung theo đúng tiêu chuẩn được ước tính tiêu tốn nhiều diện tích đất nông nghiệp ở độ sâu khai thác 2m, hàng nghìn tấn than, đồng thời cũng thải ra môi trường lượng lớn khí CO2. Bên cạnh đó, rác thải xây dựng và rác thải phá dỡ từ công trình chiếm tới 8% lượng rác thải tại Việt Nam nhưng chỉ có 21 thành phố cấp tỉnh có hệ thống thu dọn hợp vệ sinh.
Ngoài gạch nung, một số vật liệu “ít” thân thiện với môi trường khác có thể kể đến như: Xi măng, nhiệt điện than, sắt thép, sơn, dung môi,… Các vật liệu này đều có ảnh hưởng xấu đáng kể đến môi trường.
Thiết lập các quy định “xanh”
Để giảm tác hại tới môi trường, trước tiên phải tăng công năng sử dụng, tăng tuổi thọ của vật liệu xây dựng. Các vật liệu thông dụng có khả năng tái chế hiện nay là thép, đồng, nhôm, bê tông, kính, sản phẩm từ gỗ, các tấm thạch cao,… Những nguyên vật liệu tiêu tốn ít tài nguyên thiên nhiên, tái chế nhanh được các nhà môi trường khuyến khích là gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre và vải sơn… Ngoài ra, một số vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường nổi bật có thể kể đến như: gạch không nung, tấm lợp hữu, xốp cách nhiệt, …
- Gạch không nung: loại gạch siêu nhẹ được sản xuất từ cát, đá mạt nghiền mịn kết hợp với xi măng, vôi, thạch cao, cùng hợp chất nhôm và nước; đặc biệt không thông qua quá trình nung. Có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng, độ chính xác cao, bền vững thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
- Xốp cách nhiệt XPS: Xốp XPS được làm bằng chất dẻo PS thông qua quá trình đặc biệt mà ở đó tấm cứng, giãn nở được đúc ép, cấu trúc của miếng xốp được hàn kín và có bọt. Sản phẩm có khả năng cách nhiệt tốt cho cả nóng và lạnh; dễ tạo hình và cắt xén; trọng lượng nhẹ, giá thành rẻ nên được sử dụng rộng rãi.
- Tấm lợp hữu cơ: Tôn lợp được sản xuất từ cellulose (sợi hữu cơ), không chứa amiang gây ung thư như trong loại tấm lợp đã bị cấm sử dụng hiện nay. Sử dụng phương pháp ép lớp, bề mặt có acrylic với nhiều lớp phủ tạo sự dẻo dai cho sản phẩm. Tấm lợp hữu cơ được sử dụng rộng rãi bởi cách âm tốt, cách nhiệt tốt, chịu được gió bão, trọng lượng nhẹ,…
Tại Việt Nam, đa phần các loại vật liệu xây dựng như gạch không nung, xi măng, vật liệu ốp lát,… được chế tạo từ nguồn phế thải từ các ngành công nghiệp. Mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng “0” cũng bao gồm việc phát triển các thành phố, đô thị,… theo hướng phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng,… Để đạt được điều đó, chắc chắn mỗi công trình xanh phải được xây dựng bằng các nguồn vật liệu xanh, kể cả từ những vật liệu thô. Việc chế tạo ra các loại vật liệu xây dựng xanh cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật và nguồn nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, điểm hạn chế duy nhất đang cản trở các vật liệu xanh phát triển đó chính là giá thành còn cao.
Tona Construction ứng dụng các vật liệu xanh vào hoạt động về Thiết kế – Xây dựng chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng Công nghiệp, Thương mại và Dân dụng. Điển hình là dự án xây dựng nhà máy Spartronics Nam Tân Uyên với diện tích 40.000m2 tại tỉnh Bình Dương. Dự án đạt chuẩn LEED Gold trong thang tiêu chuẩn LEED của US.Green Building Council với 25% vật liệu xây dựng từ nguồn tài chế và 100% thảm sử dụng trong tòa nhà được nhận Green Label Plus. Ngoài ra, dự án còn có tỉ lệ phủ xanh đạt gần 40%.
Xem thêm: Nhà máy Spartronics Việt Nam 2 – KCN Nam Tân Uyên, Bình Dương
Tóm lại, sử dụng nguồn vật liệu xanh trong thiết kế xây dựng đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Vật liệu xây dựng xanh thường được sản xuất từ nguyên liệu tái chế hoặc tái sử dụng, giúp giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên tự nhiên. Bên cạnh đó, các vật liệu này cũng giúp giảm khí thải và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất và sử dụng. Mặc dù vật liệu xây dựng xanh có giá thành cao hơn so với các vật liệu truyền thống, tuy nhiên chúng có tuổi thọ lâu hơn, giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa trong tương lai. Việc sử dụng các vật liệu này cũng giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí điện năng trong quá trình sử dụng. Vật liệu xây dựng xanh có khả năng hấp thụ và xử lý các chất độc hại trong không khí, giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra một môi trường sống lành mạnh hơn. Các vật liệu xây dựng xanh thường có hình dáng, màu sắc và kết cấu độc đáo, giúp tạo ra một không gian sống đẹp mắt, sang trọng và thu hút.
Recent Comments